Thứ Sáu, 5 tháng 10, 2018

Động thai là gì? Phân biệt động thai và sảy thai ở bà bầu

Động thai và sảy thai tuy khác nhau nhưng nhiều người vẫn lầm lẫn hai hiện tượng này. Để biết mình rơi vào tình trạng nào, nên lưu ý để phân biệt theo các dấu hiệu sau:

Động thai:

Xuất huyết âm đạo với số lượng ít, màu có màu đỏ hoặc đen, lẫn với dịch nhầy. Đau bụng khi mang thai, đau thắt lưng, trướng bụng dưới. Thai nhi vẫn còn sống và chưa bị đẩy ra khỏi buồng tử cung.

Cổ tử cung vẫn đóng kín hoặc có thể mở nhưng chưa bị xổ thai ra. Tử cung to tương ứng với tuổi thai. Kèm theo, thai phụ có thể còn cảm thấy mỏi vai.

Sảy thai:

Thai nhi đã chết trong bụng mẹ. Có hai trường hợp xảy ra:
Những cơn đau quặn bụng đi kèm với xuất huyết âm đạo. Sau một thời gian, toàn bộ thai nhi lẫn nhau thai cùng xổ ra một lúc, sau đó hết đau quặn bụng, nhưng máu vẫn có thể tiếp tục rỉ ra như kinh nguyệt. Trường hợp này gọi là sảy thai hoàn toàn.
Trường hợp thứ hai gọi là sảy thai không hoàn toàn. Tức là một phần của thai và nhau thai vẫn còn trong tử cung. Sau khi tình trạng sảy thai xảy ra, người phụ nữ đã giảm đau quặn bụng nhưng vẫn bị ra máu khi mang thai liên tục, thậm chí băng huyết.

Đau bụng và xuất huyết âm đạo là dấu hiệu động thai dễ thấy nhất
Hiện tượng động thai không hề hiếm gặp. Tuy động thai chưa khiến người mẹ mất đi mầm sống trong cơ thể của mình, nhưng nó có thể là dấu hiệu báo trước của sẩy thai.

Vậy nên, thai phụ đã trải qua động thai cần hết sức chú ý giữ gìn vào thời gian sau đó để không xảy ra bất cứ chuyện gì đáng tiếc, bảo vệ thai kỳ cho đến lúc mẹ tròn con vuông.
Nguyên nhân gây động thai phổ biến trong thai kỳ

Nguyên nhân chính xác của hiện tượng này vẫn chưa được tìm ra. Tuy nhiên, các nhà khoa học đã chỉ ra một số yếu tố làm gia tăng nguy cơ dọa sảy thai:

Trong tam cá nguyệt đầu tiên, các yếu tố bao gồm:
  • Bào thai hay thai nhi có bất thường về gen và nhiễm sắc thể
  • Nhau thai bất thường
  • Người mẹ lớn tuổi
  • Người mẹ bị tiểu đường
  • Người mẹ lạm dụng đồ uống có cồn và thuốc lá
  • Dùng nhiều hơn 200 mg caffeine mỗi ngày
Các yếu tố làm gia tăng khả năng dọa sảy thai trong tam cá nguyệt thứ hai bao gồm:
  • Tình trạng tiểu đường không được kiểm soát
  • Người mẹ bị cao huyết áp
  • Bệnh thận
  • Bệnh ban đỏ
  • Vấn đề ở tuyến giáp người mẹ
  • Bệnh rubella
  • Nhiễm trùng và nhiễm trùng cơ hội do mắc HIV
  • Sốt rét
  • Ngộ độc thực phẩm
  • Các bệnh lây qua đường tình dục…
  • Dấu hiệu nhận biết hiện tượng động thai
Khi mang thai, cơ thể bà bầu thường xuyên ở trạng thái mệt mỏi, đôi khi có dấu hiệu đau bụng, nhưng phần lớn đều không gây nguy hiểm.

Tuy nhiên, nếu đột nhiên bạn có biểu hiện bất thường, đau tức ở vùng bụng dưới, nhức mỏi thắt lưng, có dịch màu hòng nhạt hay vài giọt máu chảy ra ở âm đạo, bị tụ dịch màng nuôi… mẹ cần nghĩ ngay đến tình trạng động thai.

4 nhận xét:

  1. Động thai và sảy thai tuy khác nhau nhưng nhiều người vẫn lầm lẫn hai hiện tượng này máy cắt plasma bằng tay

    Trả lờiXóa
  2. Cổ tử cung vẫn đóng kín hoặc có thể mở nhưng chưa bị xổ thai ra. Tử cung to tương ứng với tuổi thai. Kèm theo, thai phụ có thể còn cảm thấy mỏi vai.
    may phun thuoc sau

    Trả lờiXóa
  3. Những cơn đau quặn bụng đi kèm với xuất huyết âm đạo đầm cóc

    Trả lờiXóa
  4. Bào thai hay thai nhi có bất thường về gen và nhiễm sắc thể Pa lăng xích kéo tay

    Trả lờiXóa